Descriptions
http://bee.net.vn/channel/3721/201107/Co-quan-Chinh-phu-khong-len-Ba-Vi-1806628/Như vậy là trường phái bám trụ Ba Đình đã thắng. Không biết TS Nguyễn Xuâ Diện và KTS Trần Thanh Vân sẽ nghĩ gì khi thấy quy hoạch đã được phê duyệt này. Riêng tôi thì tôi tiếc một cơ hội đổi thay cho Hà Nội đã bị bỏ qua.
Với quy hoạch này, mọi chuyện không có gì mới, chỉ thêm một số đô thị vê tinh bên ngoài. Nói thì vậy nhưng mình không hiểu cái "đô thị vệ tinh" ấy ai xây lên và ai ở ? Nhà nước bỏ tiền xây ư, có thể, nhưng ai ở, bởi đơn giản ai cũng biết dân mình giỏi bám trụ đến như thế nào. Lấy xe ủi ủi họ ra ư ? Có nghĩa là 50 năm nữa chúng ta cũng sẽ không có gì mới, vẫn một thủ đô chật chội đông đúc và chắc chắn ngày càng chật chội đông đúc. Trong khi lẽ ra chĩ cần 10 năm với số tiền không lớn, thậm chí không tốn đồng nào, thậm chí có lãi ta đã có được một thủ đô vô cùng đẹp và hiện đại.
Ý tưởng xây dựng trung tâm hành chính quốc gia tại Hòa Lạc, chân núi Ba Vì của các tác giả đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 xét cho cùng là ý tưởng dời đô, không hơn không kém, trong đó con đường rộng 300 mét nối HòaLạc và Hà Nội, nơi các tác giả xem như điểm nhấn sáng nhất của bản quy hoạch, nơi tập trung các ý tưởng kiến trúc trong một không gian rộng và thoáng đượcgọi tên là "Trục tâm linh", sau được gọi là "trục Thăng Long" bởi quá nhiều ý hỏi chuyện không thể trả lời: Thế nào là tâm linh?
Ngay lập tức sau khi công bố, ý tưởng này đã bị những phản ứng gay gắt, gọi vậy là "dời đô rồi còn gì", nếu thực hiện đồ án này thì các cơ quan bộ đã và đang được xây dựng ở Mỹ Đình hóa ra là lãng phí à ? Và quan trọng nhất là tòa nhà quốc hội đã đập đi, chuyệnvô cùng nhạy cảm với toàn dân, để xây tòa nhà quốc hội mới là chuyện hoàn toànvô ích? Các ý kiến phản đối cũng viện dẫn đến rất nhiều các khái niệm phong thủy (thứ khó kiểm chứng và không thể phản bác) như "phục hồi long mạch","tựa sơn hướng thủy", "phải đạo trời", "hồn thiêng sông núi", "tán khí, tụ khí"...để bảo vệ cho quan điểm không nên đặt trung tâm hành chính, mà ai cũng hiểu là thủ đô tuy không nói ra, ở Ba Vì. Gay gắt nhất trong các quan điểm phản đối này là các ý kiến cho rằng đây thực chất là các ý tưởng của giới đầu cơ địa ốcchứ không hề là chuyện vì thủ đô Hà Nội !
Bên phản biện đưa ra mô hình Tây Hồ Tây thì không thể chứng minh được liệu ý tưởng này có giúp giải quyết được vấn nạn dân cư, giao thông của nội đô Hà Nội hiện tại, đơn giản là vì người ta sẽ vẫn tiếp tụ "bám trụ" với nội đô để đi làm ở tây Hồ Tây và vĩnhviễn Hà Nội sẽ vẫn là thủ đô dành cho xe máy.
Bài toán đặt ra khi quy hoạch lại Hà Nội không chỉ là chuyện chọn nơi nào "tụ khí "hoặc "phải đạo trời nhất" mà là bài toán về dân cư, giao thông và môi trường chất lượng sống. Mọi ý tưởng quy hoạch không tự động kéo giãn dân cư sẽ đều thất bại. Chúng ta đã quá mệt mỏi về sự hỗn loạn trong giao thông và hạ tầng đời sống mọi mặt của Hà Nội và cả các đô thị khác. Chỉ có giảm mật độ dân số đến mức như Hà Nội đầu thế kỷ 20 thì mới có hy vọng để phục hồi cả kiến trúc lẫn văn hóa, lối sống của người Hà Nội thanh lịch xưa. Giảm bằng cách nào ? Bằng cơ học cưỡng bức như dùng xe ủi ư ? Xin chớ dại. Hay chỉ bằng cách đơn giản là dời thủ đô thủ đô hành chính đi nơi khác và giữ nguyên một thủ đô thương mại du lịch của Hà Nội cổ?
Xem thêm: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/thu-hinh-dung-mot-ha-noi-mo-rong
Hồ Trung Tú
Add a review