Descriptions
Link : http://www.amazon.com/dp/B00N426FB4
Trích phần Dẫn nhâp: "Lịch sử Nam tiến của người Việt Namtrải dài suốt từ thời nhà Lý đến các vua Nguyễn; các năm 1306, 1471 thường đượcnhắc tới như chỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều, không ngừngnghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từng giai đoạn ta sẽthấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếmhữu, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiênvề Chàm, lúc thì chuyển hẳn sang Việt. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một cách phânkỳ để thử xác định ý nghĩa và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗitiến trình lịch sử, qua đó có thể ít nhiều hiểu được, và thử dựng lại những gìđã xảy ra trong suốt 500 năm (1306 đám cưới Huyền Trân đến 1802 khi Gia Longlên ngôi) dài dằng dặc ấy.Ví dụ như giai đoạn lịch sử này,quan hệ Việt - Chàm có điều gì đó rất lạ, nó vừa thân thiết như người nhà lạivừa dữ dội như hai kẻ thù không đội trời chung: Năm 1370, sau cuộc loạn DươngNhật Lệ, mẹ Nhật Lệ trốn sang Chiêm Thành, bày tỏ tình hình suy yếu của nướcĐại Việt và xui Chế Bồng Nga sang đánh Việt. Thế nhưng chỉ sau đó vài năm,1390, khi Chế Bồng Nga chết ngay trên chiến thuyền khi tiến đánh Đại Việt, conChế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan bị La Khảicướp ngôi đã sang Việt cầu cứu. Phong Chế Ma Nô Đà Nanlàm Hiệu chính hầu. Đến 1407, khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Lý, Chiêm Thành cấtquân thu lại đất cũ, dân di cư (Việt vào dưới thời Hồ) sợ chạy tan cả[1], cáctướng lĩnh Đại Việt như Hối Khanh Nguyễn Rỗ đều bỏ chạy cả, chỉ một mình Ma NôĐà Nan chống nhau với Chiêm Thành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết! Trớ trêu thay, đây lại là con của Chế BồngNga! Làm sao để hiểu hiện tượng này?
Quan hệ Việt - Chàm giai đoạn nàyquả thật có điều gì đó rất lạ, không giống như ta thường hình dung rạch ròiđịch ta lâu nay! Đó là tầng lớp chính trị, tầng lớp mà ý thức dân tộc, tự hàodân tộc của họ thường mạnh mẽ, thế nhưng ở đây hình như khái niệm dân tộc khôngcòn rạch ròi như ta vẫn thường hình dung. Phải chăng ở mức độ nào đó các kháiniệm Chàm - Việt khá là gần gũi chứ không phải chỉ có ta địch? Vậy ở tầng lớp bìnhdân, nhân dân lao động không quan tâm mấy đến chính trị thì sao? Hẳn các tộcngười, các làng Việt - Chàm ở cạnh nhau cũng không phải là điều gì không thểxảy ra.
Trong tâm thức nhiều người đây như một vùng đất không ngườiở, mờ nhạt trên mặt đất là những con đường mòn cũ, ai đó đã đi qua và tạo nênhọ cũng không buồn bận tâm. Trên con đường ấy thỉnh thoảng có vài lưỡi cuốc,lưỡi cày, vài từ ngữ rơi vãi được người Việt đến nhặt lên và sử dụng. Và họ gọiđó là tiếp thu văn hóa! Tất cả chỉ có vậy, không hơn không kém! Hình tượng nàyđã đến lúc cần được thay đổi, trên con đường ấy không phải chỉ có một ngườibước đi mà đã có ít nhất hai người lữ hành cùng bước bên nhau suốt 500 năm dàiđăng đẵng.
Đã từng có lúc họ âm mưu triệt tiêu nhau, như không thể độitrời chung, nhưng cũng có lúc choàng vai nhau mà đi, giúp nhau từng bát cơm,hạt muối lúc gian nan, lúc binh đao cũng như lúc bão lũ; lúc thì người này chegiấu người kia nhưng cũng có lúc người kia chịu hiểm nguy để đứng lên bảo vệngười này khỏi những cuộc truy sát. “Tộiđồ của ta chúng hết thảy bao dung” (Chiếu bình Chiêm), nhưng con trai củaChế Bồng Nga cũng sẵn sàng hy sinh cho Đại Việt khi các tướng Đại Việt đã bỏchạy cả! Họ đã từng cãi nhau rằng tau mới là văn minh còn mi là mọi rợ! Nhưnghọ cũng đã từng gả con cái cho nhau, từng ngồi mâm cơm sui, từng chung một độinhạc đưa linh, từng cùng nhau giữ gìn bờ cõi chống kẻ thù chung; hết lớp chađến lớp con. 500 năm là bao nhiêu đời? Những đứa trẻ đã chơi cùng nhau trêncùng cánh đồng, bơi bên nhau trên cùng dòng sông, thả trâu trên cùng một vạt cỏlàng; cùng chơi chung nhưng cũng cùng đánh nhau, cùng bảo “tau đi đường ni có bông có hoa, mi đi đường nớ có ma đứng đàng”...Điều lý thú là suốt 20 thế hệ như vậy nhưng nếp nhà ai thì nhà nấy giữ; khácnhau mà không phủ định nhau, mỗi người một vẻ đẹp, nếu có hơn có kém thì một đãmất đi trong vài thế hệ chứ sao kéo dài được 500 năm không mai một?
Chặng cuối con đường đó không phải chỉ còn lại một người màvì nhiều lý do khiến cả hai đã nhập vào làm một. Chỉ một điều đáng tiếc là concháu họ lại cứ đinh ninh rằng cuộc hành trình đó chỉ có một, mà không hay rằngđang tự làm nghèo mình đi, đó là chưa nói đã vô tình mà có lỗi rất nhiều vớiông bà tổ tiên mà không hay không biết!
Sự thật này là khắc nghiệt nhưng cần phải nhìn thẳng vào nóvà nói lên bằng những lời rõ ràng nhất! Sự tự hào về nền văn hóa Việt khôngngăn cản ta tự hào với bất cứ gốc gác nào đã góp phần tạo nên sự tự hào đó. Đólà chưa nói khái niệm mà ta gọi là Việt đó cũng là một sự tổng hòa của rấtnhiều các nền văn hóa của các cộng đồng cư dân sống trên dải đất nầy suốt nhiềungàn năm qua. Bà Trương nói ngôn ngữ gì? Và đến Bà Triệu thì ngôn ngữ đã giốngngày nay chưa hay vẫn cứ xa lạ ta không thể hiểu nếu bà sống lại? Cũng vậy, ởmiền Trung sự hình thành bản sắc đã diễn ra muộn hơn nhưng chính nhờ vậy lạicho ta một hình dung về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt trong quá trình vachạm với các nền văn hóa khác nhau. Ở Bắc bộ hơn ngàn năm trước, trong thời kỳBắc thuộc dài suốt 1.000 năm, chắc hẳn cũng đã diễn ra một quá trình như vậy,các cộng đồng người, các bản sắc văn hóa , ngôn ngữ đã cùng sống cạnh nhau màtạo thành một bản sắc Việt như ta thấy hôm nay.
Tiếc là suốt những năm dài dưới góc nhìn đầy thiên kiến củacác nhà nho phong kiến sự tự hào đã đi theo con đường phủ nhận, khinh miệt vàkhông thừa nhận bất cứ cái gì khác mình. Và đến nay những chuẩn mực này xem ravẫn chưa thôi ảnh hưởng đến quan điểm của nhiều người. Ai là Chàm thì Chàmnhưng dòng họ ta dứt khoát là Việt, gia phả đã chứng mình điều đó! Tiếc thay,cần phải nói thật rằng phần lớn gia phả đều bất khả tin! Và vấn đề không phảichỉ cần được nhìn nhận một cách khoa học hơn mà chính là cần có một lăng kínhkhác, góc nhìn khác.
"
Ai mua trong nước, với giá bìa, xin liên hệ trực tiếp với tác giả qua e-mail.
Add a review