post-full-image
post-full-image
post-full-image
post-full-image
post-full-image
post-thumb-imagepost-thumb-imagepost-thumb-imagepost-thumb-imagepost-thumb-image

KHI ĐÀN ÔNG THỪA RA

Add a review
Price:

Descriptions

Xem loạt ảnh của nhà báo Dương Minh Phong kể chuyện người Rục đang đói, thấy ảnh những căn nhà người Rục, loại nhà xây xi măng, được xây và phát cho không để đồng bào định canh định cư. Và như ta đã thấy, vì không hiểu họ, không hiểu nếp ăn nếp ở, cái hay, cái văn hóa của người du canh du cư nên căn nhà sau khi ở một thời gian đã như biến thành một góc hang không hơn không kém. Đây không phải là chuyện chỉ riêng người Rục mà hầu như cả Trường Sơn ở đâu cũng vậy, những vấn đề của người du canh du cư giờ bị bắt ở một chỗ.


Căn bếp lạnh tênh



 
Bữa trưa toàn sắn
Cháu đâm bồi cho em
 
Nơi ngủ của gia đình Cao Thị Nguyên, 3 người.
===========================================




                                                               Khi đàn ông thừa ra
Từ mấy ngàn năm nay, sống giữa núi rừng thâm u, với nền kinh tế hái lượm là chính, để tồn tại, các cộng đồng người dân tộc thiểu số đã dần phân công công việc: người phụ nữ thì lo chuyện lương thực và củi lửa, bếp núc, còn người đàn ông thì lo chuyện săn bắt thú rừng, tức là tìm nguồn đạm.
Vai trò của người đàn ông
    Bữa ăn mà không có thịt thì đó là nỗi sỉ nhục đối với người đàn ông trong nhà. Từ mấy nghìn năm nay, đó là trách nhiệm của người đàn ông và đó cũng là vinh dự, là vị trí, là uy tín của họ đối với gia đình, với cộng đồng. Qua việc đi tìm nguồn đạm, săn bắt thú rừng, người đàn ông chứng tỏ được sức mạnh và sự khôn ngoan của mình.
Cuộc sống du canh, du cư mới chỉ chấm dứt từ vài chục năm gần đây. Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Trường Sơn đã có hàng ngàn năm du canh, du cư trong các cánh rừng mưa nhiệt đới. Sau thời kỳ hái lượm, họ đã biết canh tác lúa rẫy và chăn nuôi. Thế nhưng cuộc sống du canh, du cư không vì thế mà dừng lại. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do lúa rẫy, sau khi canh tác vài năm, đất bạc màu và người ta cần đến những vạt rẫy mới. Lúc này thì những ngôi nhà lợp lá cũng đã bắt đầu hư hỏng, môi trường sống cũng đã nhiễm bẩn do cả phân gia súc và người. Sân bản, rồi gầm sàn lầy ra bởi những chú ỉn cày xới. Các con suối quanh bản cũng đã cạn cá. Phương thức đánh bắt cá của người miền núi cũng là chuyện đáng nói, họ ngăn lại cả một con suối, cho nó chạy hướng khác rồi dùng một loại vỏ cây đập giập thả xuống suối, cá chết nổi lên không chừa một con. Con suối như thế đến vài năm sau cá cũng không trở lại. Thú rừng cũng tránh xa cái chỗ con người ở nên việc đặt bẫy cũng khó khăn hơn.
Để lại cái môi trường không thể sống được ấy, cả bản, cả làng dọn đến nơi ở mới và mọi chuyện lại tinh tươm, sạch sẽ như mới. Rẫy lại được mùa, suối lại đầy cá, những cánh rừng quanh bản cũng nhiều thú để săn bắt. Những ngôi nhà và sân bản, dưới gầm sàn đều sạch sẽ, trẻ con lăn lê không sợ phải nhiễm bẩn như nơi ở cũ.
Trong cái vòng du canh du cư ấy, ta dễ hiểu vai trò của người đàn ông quan trọng như thế nào. Ngoài việc tìm cái thịt về cho cả bản họ còn có nhiệm vụ phát rẫy rồi làm nhà. Đó quả thật là những chuyện nặng nhọc không người phụ nữ nào có thể thay thế được. Những ngôi nhà sàn, rồi nhà rông, nhà gươl lưu giữ toàn bộ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc cần rất nhiều đến bàn tay vừa khoẻ mạnh vừa thông minh tài hoa của người đàn ông. Người đàn ông luôn có chỗ để khẳng định vai trò của mình và cũng không bao giờ thiếu việc để làm. Lúc rảnh rỗi ra, hoặc mùa mưa kéo dài thì người đàn ông ngồi nhà đan gùi, làm rổ. Và mặc nhiên công việc của người phụ nữ được quy định là chăm lo cái rẫy mà người đàn ông đã phát dọn ra, giã lúa, nấu cơm và lo chuyện củi lửa.
Tính nết của củi lửa
Công việc một ngày của người phụ nữ ở rẫy không phải là ít nhưng cũng không phải là nhiều. Cứ hết việc này đến việc khác, hết làm cỏ lúa đến làm cỏ sắn, cỏ vườn cà, vườn chuối. Hết mùa tỉa lúa đến mùa suốt lúa, hết mùa trồng mướp, trồng bầu đến mùa dọn bờ, dọn rẫy. Cứ như vậy mỗi mùa mỗi việc, nhưng có một công việc không ngày nào người phụ nữ không làm là bổ củi. Cái củi, cái lửa đối với người dân tộc thiểu số miền núi như cái điện của người Kinh dưới xuôi. Một ngày, một bếp dùng không biết bao nhiêu là củi. Rồi củi để dành cho mùa mưa, mùa gió. Tất cả các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn đều xem chái củi của mỗi nhà là thước đo đức hạnh người vợ gia đình đó. Từ bé, năm, bảy tuổi bé gái đã theo mẹ lên rẫy và cầm rìu bổ củi. Người mẹ thường rất khắt khe với con gái khi bổ một cây củi không đẹp. Phải chặt cho phẳng mặt và thật đều rồi bổ làm sao để cây củi nứt ra như nở hoa để đến khi về nhà chỉ cần tách nhẹ là rời ra và phải thật mau bén lửa. Rừng có bao nhiêu loại và “tính nết” của mỗi loại cây thế nào thì người phụ nữ phải thuộc cho bằng hết. Cây niêng thì cho lửa mạnh nhưng mau tàn, cây xà ê thì than đượm nhưng khó bổ... Cây củi trong bếp gắn chặt với người phụ nữ miền núi. Đến tuổi lấy chồng, cứ nhìn vào chái củi sau mỗi nhà là biết nhà đó có con gái cần lấy chồng. Cô gái siêng năng hay lười nhác, cẩn thận hay qua loa, cứ nhìn vào chái củi là biết. Và cũng nhìn vào chái củi mà nhà trai biết lấy cô gái đó về thì sính lễ phải là bao nhiêu gùi củi. Cho con gái đi làm dâu nhà người, nhà gái chẳng đòi gì, chỉ đòi củi. Đứa xấu, đứa lười thì bốn mươi gùi, đứa giỏi đứa siêng thì tám chục, một trăm. Và khi về già vẫn cứ phải hằng ngày lên rẫy bổ củi rồi gùi về. Ngàn năm nay đã thế rồi. Hết bổ củi thì giã gạo, rồi giần, rồi sàng, rồi nấu cơm, nấu canh, rồi làm rượu, rồi sinh con...

Đổi thay từ đâu trước ?
Kể từ ngày định cư, cuộc sống đảo lộn, cuộc sống mới với những yêu cầu mới đã không thể thay thế cho cái văn hoá ngàn năm du canh du cư đã sâu rễ bền gốc nên đã để lại khoảng trống còn lâu lắm mới có thể lấp bằng.
Trong khi phụ nữ vẫn giữ nguyên công việc được phân công thì đàn ông như thừa ra. Định cư rồi, nhà không phải làm mới mỗi 2-3 năm. Định canh rồi, rẫy không phải phát. Việc đi tìm cái thịt, chất đạm thì cũng không thể bởi suối cạn cá, không chỉ vì sự đánh bắt cổ truyền mà còn do thuốc nổ và nạn đào đãi vàng. Thú cũng chạy xa vào rừng sâu, đi săn giỏi lắm cũng chỉ vài con chuột rừng, vài con sóc. Đàn ông chỉ ở nhà giữ con cho vợ lên rẫy. Các bản từ bắc Kon Tum đến miền tây Nghệ An, Hà Tĩnh... đều thấy nhiều đàn ông ở nhà địu con. Người chăm chỉ thì vừa địu con vừa chẻ mây, đan gùi đan rổ. Người lười thì đi ra đi vào rồi dăm ba ông gặp nhau, lôi rượu ra uống. Không biết làm gì trong khi sức lực và uy tín vẫn buộc anh ta phải khẳng định mình. Rượu thường giúp tự tin hơn vào những lúc như thế này. Và cứ thế, không ai bảo ai, rượu như cho các ông cảm giác mình còn là người đàn ông, còn là nhân vật quan trọng trong gia đình, họ say triền miên. Không đi tìm thú rừng, họ theo những người đào đãi vàng, hoặc khuân vác vận chuyển cho các bãi vàng để kiếm tiền. Và đồng tiền này cũng dẫn đến các cuộc say không dứt.
Trong vùng dân cư gần các thị trấn, chợ búa hoặc gần đường ô tô thì việc mua bán, trao đổi các sản vật như mây, măng đã tạo công việc cho người đàn ông và đồng tiền kiếm được cũng để mua thịt về cho vợ con. Thế nhưng ở các bản xa xôi trong rừng sâu, những thế hệ đàn ông đang không chỉ thừa ra mà còn là gánh nặng cho cộng đồng. Hiện thực xã hội này đòi hỏi các nhà chức trách không thể không quan tâm với những chính sách và biện pháp thiết thực.
Hồ Trung Tú


Similar Products

3567514509767366226

Add a review